Mia Tran

My Anh Tran ’22 Born and raised in Hanoi, the capital city of Vietnam, going to the U.S. for college was my first independent move from my family. My main interests are science, arts, music, and foreign language. Vietnamese is my mother tongue, and I picked up English in middle school. I also started Russian in high school and plan to continue learning this language in college. I am particularly fascinated by the interaction between languages and hope to explore it at a deeper level in the future.

Trần Mỹ Anh ’22 Mình sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, thủ đô của Việt Nam. Chuyển đến Mỹ sống cuộc sống của một du học sinh là lần đầu tiên mình tự lập khỏi gia đình. Mình yêu thích nhất với các lĩnh vực tự nhiên, hội họa, âm nhạc, và ngôn ngữ. Ngoài Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, mình bắt đầu học tiếng Anh từ năm cấp 2. Đến năm cấp 3, mình học thêm tiếng Nga và dự định sẽ tiếp tục học ngôn ngữ này ở đại học. Mình đặc biệt hứng thú với sự giao thoa ngôn ngữ và mong rằng sẽ có nhiều dịp đi sâu vào khám phá chủ đề này trong tương lai.

Câu truyện về những cái cây

dịch bởi Mia Tran

Nghĩ về cái cây tráng lệ nọ, ông hỏi,

Còn nhớ lũ cây con quanh nó chứ? Một nửa bật gốc rồi

Bởi một cơn bão – thật đáng buồn!

Sau một hồi, ông lại nói, con trai ngài giáo sư của tôi

Bị một cái cây đổ đè chết khi mọi người còn trẻ

40 năm sau người cha vẫn chưa nguôi

Liệu tu tập Giáo Pháp, người nói tự hỏi,

Sẽ giúp được ông?

Có người lại nói: Ra đi như vậy cũng tốt mà!

Anh ấy còn trẻ và hôm đó là một ngày tốt lành để ra ngoài

Anh đã đi đâu? Tôi tự hỏi,

Từ cuộc nói chuyện của họ

Đi về đất, Trái Đất trả lời

Rồi đi sâu hơi nữa

Rồi lại bay lên cùng với dòng khí đốt

Với những cái cây,

Rễ của chúng thấu hiểu và thâm nhập

Một cách mưu mẹo vào mạng lưới, chiếm trọn thông tin

Sải những bước dài ngầm dưới đất

Như một bó cơ

Trong một quyển sách mới đây về những thay đổi

Qua những mất mát lớn lao, có vài người

Hóa thành những cái cây

Dần dần

Bằng việc lặng im

Học cách làm chậm lại

Nhịp thở của mình

Và học cách chờ đợi

Và ở bên nhau

Và nói về chuyện khác

Một nỗi buồn dịu êm

[avatar user="mtran" size="thumbnail" align="left"]Mia Tran[/avatar]

Read article

Lù zhái

dịch bởi Mia Tran

Painting by Mia Tran

Núi vắng chẳng thấy người,
Song vẫn nghe tiếng vọng.
Nắng lại xuyên rừng thẳm,
Soi rạng nền rêu xanh.

[avatar user="mtran" size="thumbnail" align="left" ]Mia Tran[/avatar]

[bg_collapse view="link" color="#4a4949" icon="arrow" expand_text="Đôi lời của dịch giả (English)" collapse_text="Hide" onclick="console.log('clicked');" ]

Hidden meaning of words – On the translation of Lù zhái into Vietnamese

            There is something peculiar about the poem Lù zhái of Wang Wei that captures my attention. First, the original Chinese verse is a five-character quatrain; however, no English translation seems to be able to preserve the same number of words in a line or even the number of lines. Second, I found that the use of singular and plural nouns, the presence of the first pronoun, and the time in the poem all vary greatly among different translations. These intriguing details had been on my mind for a while, pestering my thought every now and then, until I could not resist the urge to embark on a journey to translate the poem myself.

            Sino-Vietnamese, the system of Vietnamese words and morphemes borrowed from Chinese, is the target language of my first translation. Each word in Sino-Vietnamese, like in Chinese, is accurate, can convey meaning in a succinct and objective way, and can stand on its own. I believe this translation would preserve the meaning of the original Chinese characters as well as the structure of the poem. Nevertheless, the process turned out to be more complicated than I had thought, as the online tool for direct translation from Chinese into Sino-Vietnamese was not extremely accurate. Fortunately, the dictionary which I used presented each Sino-Vietnamese word along with its Chinese character as a pair, allowing me to understand all possible meanings of the word in Sino-Vietnamese and locate the most accurate one based on the Chinese character in the pair. I also looked at the pinyin translation to get a better idea of the poem’s rhythm and how that rhythm should be like in Sino-Vietnamese. By doing this, I managed to settle on one particularly problematic word, "复”, which challenged me in choosing its correct Sino-Vietnamese counterpart.

Sino-Vietnamese (First translation)

Không sơn bất kiến nhân,

Đãn văn nhân ngữ hưởng.

Phản cảnh nhập thâm lâm,

Phục chiếu thanh đài thượng.

            From my Sino-Vietnamese translation, I made a second attempt of translating it into Vietnamese, the essence of which is based entirely on the meaning and cultural context of the words. For each line of the verse, I drew two parallel lines below. The top line is for the customary definition of the word, where I wrote down several possible meanings below the original word and circled the one I liked most after considering its function in the sentence. This approach is interesting, but it could also be dangerous as changing the meaning of one word can sometimes affect the entire verse. For example, the first word in the third line, “返” (“făn” in pinyin), can mean either “returning” or “reflecting”. The former choice implies the context of time in the poem. Larry Elder has put down in his blog an interesting assumption for the specific time at which the poem was composed. Wang Wei appeared to Elder to be in deep contemplation, initially at dawn, on the mountainous and forested seclusion. Shafts of morning sunlight broke through the forest canopies to reach the mossy ground. As the sun declined, he mulled over the faint light re-illuminating the green moss, and composed the poem. If the word “reflecting” is chosen, the time will no longer be specific; however, this choice will strengthen the concept of mirror throughout the entire poem, which will be discussed later on in this essay.

Vietnamese literal translation (Second translation)

Trên núi trông vắng chẳng thể thấy người,

Song vẫn nghe tiếng người nói vọng lại.

Ánh mặt trời phản chiếu xuyên vào trong rừng sâu,

Rồi lại chiếu rọi trên đám rêu xanh.

The bottom line of my approach is for the deeper, subtler meaning of the most everyday words with regards to cultural context. During the process of translation, some words appear to me as more complex than the others, while some only need expressing in the top line for their context to be fully understood. Rather than attempt to seek the hidden layer of every word’s meaning, selecting only some words with deeper meaning allows me to go deeper into the context. One example of this is “空” (“kōng” in pinyin), a tricky word with three layers of meaning. As Lihua Dong put in her article, the first layer indicates the absence of human’s traces, the second layer means being serene and cheerless, and the third one refers to the poet’s mind, which is just as vast and void as a place of remote antiquity. In many English translations of the poem, “空” is almost always translated into “empty”, meaning being bare or having nothing. However, on this mountain, there are references to the deep and luxurious forests, patches of green moss covering the trees and rocks, and many more things that a normal mountain should have. I found “空” tricky also because it can be translated differently into either “không”/“trống vắng” (empty), “rộng” (vast), “hão” (vain), or “hoang” (deserted), among which “không” or “trống vắng” are closest in meaning to the Chinese word. For the sake of producing a translation that is Vietnamese in the sound of every word, and of preserving the number of syllables in a line, I translated “空” into “vắng”. Though not as correct as the two-word combination, “vắng” manages to preserve some parts of all three layers of meaning.

            When I was satisfied with my second translation, I attempted to create my own Vietnamese poem out of it. Maintaining the original number of words in a line is my first priority, and I have to make some compromise to do so, such as translating “空” into “vắng”. Regarding prosody and meter, the original Chinese quatrain is formed from a pair of rhymed couplets. Its rhythm is the same 2/3 for each line and its rhyme falls at the end of the second and fourth verse, both of which I can only follow partially. As well as that, there are some intriguing details in the original verse that I could not preserve in my poem. An example of this is the recurring concept of mirror, which manifested itself the clearest in the positions of “人” (human) and “入” (to enter). Placed next to each other in the middle of the poem, these two characters are the reflections of each other. The concept of mirror is also implied in some words in the poem, such as “返” or “照”, both of which could mean “reflecting” or “reflect” besides the meanings that I chose for my translation.

            During the translation process, I liked to imagine my poem as a painting, and each word as a brush stroke in that painting. The scene is likely to be colored in cold tones, but the tone of the last two lines was hard to decide. According to Dong, the word “林” (“lín” in pinyin – “wood” or “forest” in English) emphasizes the exuberance, darkness, and mossy state of a mountain that lacks sunshine all year round. It is also the moss that is adorned with warm threads of golden sunlight passing through the foliage. However, the warmth is from a declining sun, making the painting even colder. Although I chose to translate “照” as “soi rạng” because I like its rhyme, I was not that confident about my choice. “Soi rạng” seems too bright to convey the complicate charm in the last two lines.

 

Vietnamese poem (Third translation)

Núi vắng chẳng thấy người,

Song vẫn nghe tiếng vọng.

Nắng lại xuyên rừng thẳm,

Soi rạng nền rêu xanh.

            In conclusion, I find the process of translating Lù zhái much more rewarding than the final product itself. For each translation I produced, for each word I grappled with, another hidden layer of meaning is uncovered before me. There were times when I found myself lost in concepts that were too broad, too grand to think about (like Zen or Buddhism). Such encounters were just as fascinating as they were intimidating. Then I realized that every journey needed an end, so I ended mine there. However, I know that my translation is by no means finished, as there will forever be new things that matter about this poem, and new reasons to care

Notes:

  1. Dong, Lihua. “Zen Springs from a Peaceful Heart- on the Conveyance of Zen in the English Versions of Deepak Village by Wang Wei.” Journal of Language Teaching and Research, vol. 1, no. 4, 2010, pp. 498-500.
  2. Elder, Larry. “Wang Wei: Deer Park.” LAC Poetry, 22 Oct. 2016,

www.learnancientchinesepoetry.org/2016/10/22/wang-wei-deer-park/.

[/bg_collapse]

 

[bg_collapse view="link" color="#4a4949" icon="arrow" expand_text="Đôi lời của dịch giả (Vietnamese)" collapse_text="Hide" onclick="console.log('clicked');" ]

Những tầng ẩn ý của ngôn từ - Bàn về việc dịch bài thơ Trại Hươu sang tiếng Việt

Bài thơ Lộc trại (Trại hươu) của Vương Duy ẩn chứa một sức lôi cuốn đặc biệt với tôi. Thứ nhất, bản gốc tiếng Trung của bài thơ được sáng tác theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt, nhưng chưa có bản dịch sang tiếng Anh nào mà tôi từng đọc giữ được số chữ trong một dòng hay thậm chí số dòng thơ trong bài đúng như nguyên tác. Thứ hai, tôi phát hiện ra rất nhiều điểm khác biệt về mặt từ loại giữa các bản dịch thơ, cụ thể là ở cách dùng danh từ số ít, số nhiều và đại từ xưng hô ngôi thứ nhất. Thậm chí mốc thời gian được nói đến trong bài cũng không nhất quán giữa các bản dịch. Những chi tiết nhỏ nhưng rất thú vị này như mắc kẹt trong đầu tôi, khiến tôi thỉnh thoảng lại phải trầm ngâm về chúng, cho đến khi tôi không thể cưỡng lại cái sự háo hức muốn được tự tay dịch lại bài thơ này.

Từ Hán Việt, hệ thống từ và hình vị tiếng Việt được mượn từ tiếng Trung, là ngôn ngữ đích của bản dịch đầu tiên của tôi. Mỗi một từ Hán Việt, tương tự như những từ ngữ trong tiếng Trung, đều chính xác, và có thể truyền đạt ý nghĩa theo một cách xúc tích và hiệu quả nhất, dù đứng trên vị trí của một từ ngữ được dùng độc lập. Tôi tin là bản dịch đầu tiên này sẽ giữ nguyên ngữ nghĩa và cấu trúc của bài thơ gốc tiếng Trung. Tuy nhiên, quá trình dịch lại rắc rối hơn những gì tôi tưởng vì công cụ dịch online trực tiếp từ tiếng Trung sang tiếng Hán Việt mà tôi dùng không được chính xác. May mắn là, từ điển tôi dùng cũng cho kết quả của mỗi từ Hán Việt cùng với từ tiếng Trung tương ứng của nó theo cặp, từ đó giúp tôi lần lại tất cả các nghĩa Hán Việt của từ gốc và tự tìm ra từ Hán Việt mang nghĩa sát từ gốc nhất. Tôi cũng nhìn vào bản phiên âm để hiểu hơn về âm tiết của bài thơ và hình dung xem âm tiết đó sẽ thay đổi thế nào khi dịch sang Hán Việt. Bằng cách này, tôi thành công lựa được từ Hán Việt tương ứng cho "复”, một từ phức tạp đã thử thách khả năng dịch của tôi từ lâu.

Bản Hán Việt(Dịch lần thứ nhất)

Không sơn bất kiến nhân,

Đãn văn nhân ngữ hưởng.

Phản cảnh nhập thâm lâm,

Phục chiếu thanh đài thượng.

Từ bản dịch Hán Việt, tôi lại bắt tay vào một bản dịch nghĩa tiếng Việt với ý muốn giữ được tinh hoa về mặt nghĩa từ và ngữ cảnh của từ trong những bản dịch trước. Với mỗi câu thơ, tôi kẻ hai dòng phía dưới. Dòng kẻ đầu tiên là để ghi nghĩa đen của từ. Tôi ghi lại vài nghĩa đen phù hợp nhất phía dưới mỗi từ gốc của bài và khoanh tròn nghĩa đen mà tôi thích nhất sau khi cân nhắc về vai trò của nghĩa đó trong câu. Phương pháp này thì hay, nhưng cũng rất rủi ro vì nhiều khi chọn nhầm nghĩa từ có thể ảnh hưởng tới cả bài thơ. Ví dụ là từ đầu tiên của dòng thơ thứ ba, “返” (făn theo như bính âm), có hai nghĩa là “trở về” hoặc “phản chiếu”. Nghĩa đầu ẩn dụ về mốc thời gian của bài thơ. Trong blog của mình, Larry Elder đã có một nhận định rất hay khi suy xét về thời điểm chính xác mà anh nghĩ bài thơ được sáng tác. Elder nghĩ Vương Duy đã nhập định từ sáng sớm trên một ngọn núi rừng rậm um tùm. Những tia nắng ban mai xuyên qua tầng lá, chiếu xuống mảng rêu xanh phủ kín mặt đất. Khi mặt trời sắp lặn, Vương Duy trầm ngâm nghĩ về những sợi nắng chập chờn sắp tắt lại một lần nữa chiếu xuống màn rêu và sáng tác ra bài thơ này. Nếu tôi chọn từ “phản chiếu” trong ngữ cảnh này thì mốc thời gian trong bài sẽ không được cụ thể. Song, lựa chọn này lại làm rõ thêm hình ảnh “chiếc gương” được ẩn dụ xuyên suốt trong tác phẩm. Điều này sẽ được tôi giải thích chi tiết ở đoạn sau.

Bản dịch nghĩa – Tiếng Việt (Dịch lần thứ hai)

Trên núi trông vắng chẳng thể thấy người,

Song vẫn nghe tiếng người nói vọng lại.

Ánh mặt trời phản chiếu xuyên vào trong rừng sâu,

Rồi lại chiếu rọi trên đám rêu xanh.

Với phương pháp dịch “hai dòng” của tôi thì dòng kẻ thứ hai là để ghi những tầng nghĩa bóng sâu xa hơn và bối cảnh văn hóa của những từ ngữ tưởng như đã vô cùng thân thuộc. Trong quá trình dịch, tôi cảm thấy một số từ khó dịch hơn hẳn những từ còn lại trong khi một số khác lại chỉ cần biết nghĩa đen của chúng là có thể hiểu tường tận. Tôi không định đi sâu vào tìm nghĩa bóng của từng từ trong bài thơ mà chỉ làm thế với một số từ khó và đắt nhất để có thể tập trung hơn vào ẩn ý và ngữ cảnh của toàn bài. Một ví dụ của sự lựa chọn này là từ “空” (“kōng” theo như bính âm), một từ gốc phức tạp với ba tầng ý nghĩa. Đổng Lệ Hoa* từng đề cập trong luận văn của bà rằng tầng ý đầu tiên phủ định dấu vết của con người, tầng ý thứ hai phản ánh sự yên bình ảm đạm, còn tầng ý cuối cùng đại diện cho thế giới nội tâm rộng lớn và vắng lặng như một miền hoang vu của chính tác giả. Ở nhiều bản dịch tiếng Anh, “空” hầu như được dịch thành “empty”, nghĩa là “hoang vắng” hoặc “trống không”. Tuy nhiên, có rất nhiều bằng chứng về những khu rừng trù phú và rậm rạp, thảm rêu xanh mướt phủ trên thân cây và đá, và những sự vật và một ngọn núi bình thường nên có trên ngọn núi này. Tôi nghĩ “空” khó dịch vì nó có quá nhiều nghĩa trong tiếng Việt: “không”/“trống vắng”, “rộng”, “hão huyền”, hay “hoang”. Trong những nghĩa này thì “không” hoặc “trống vắng” là gần với nghĩa gốc của từ tiếng Trung nhất. Nhưng để có được một bản dịch “Việt” trong từng câu chữ và để giữ được số từ như bài thơ gốc trong một dòng, tôi chọn dịch “空” thành “vắng”. Dù không được chính xác bằng tổ hợp hai từ của nó (“trống vắng”), “vắng” vẫn có thể giữ được cả ba tầng ý ban đầu.

Khi tôi hài lòng với bản dịch nghĩa thứ hai của mình, tôi cuối cùng cũng bắt tay vào dịch thơ. Giữ nguyên số từ trong một dòng thơ là ưu tiên hàng đầu của tôi, và tôi cũng phải thỏa hiệp vài lần để làm được vậy, như là lần dịch “空” thành “vắng”. Về vần điệu và nhịp thơ, bài thơ gốc tiếng Trung là một bài tứ tuyệt với hai cặp thơ, mỗi cặp gồm hai câu đồng vần. Nhịp thơ của mỗi dòng đều là 2/3 và có vần ở từ cuối của dòng hai và bốn. Ngoài ra, có rất nhiều chi tiết thú vị ở bản thơ gốc mà tôi không thể giữ được ở bài thơ của mình. Một ví dụ cho vấn đề này là hình ảnh “chiếc gương” được ẩn dụ nhiều lần trong bài, rõ nhất là ở hai từ “人” (người) and “入” (xuyên qua). Việc đặt hai từ tiếng Trung này cạnh nhau tạo nên một chiếc gương vô hình ngay giữa bài thơ, làm chúng tựa như hình ảnh phản chiếu của nhau vậy. Hình ảnh “chiếc gương cũng được ngầm nhắc đến qua cách dùng động từ “返” và “照”. Cả hai từ này đều có nghĩa là “phản chiếu” hoặc “phản lại” ngoài những nghĩa mà tôi dùng trong bản dịch của mình.

Khi dịch thơ, tôi hay tưởng tượng bài thơ đang thành hình của mình là một bức tranh và mỗi câu từ là một nét bút. Cảnh vật trong bài thơ này chắc sẽ mang gam sắc lạnh, nhưng hai câu thơ cuối cùng lại làm khó tôi trong việc phối màu. Theo ông Dong, từ “林” (“lín” theo như bính âm và dịch nghĩa là “rừng”) nhấn mạnh trạng thái um tùm, tĩnh lặng đầy rêu phủ của một ngọn núi ít được ánh mặt trời rọi đến. Đồng thời, thảm rêu như được nhuộm lên ánh vàng ấm áp của những tia nắng xuyên qua màn lá. Tuy nhiên, hơi ấm đó lại xuất phát từ một mặt trời đang dần lặn xuống, vì vậy càng khiến bức tranh lạnh hơn. Và dù tôi đã chọn dịch “照”là “soi rạng” vì tôi thích vần điệu của từ này, tôi cũng không quá tự tin vào lựa chọn của mình. “Soi rạng” quá rực rỡ để truyền tải được sự duyên dáng rất đỗi phức tạp này ở hai dòng thơ cuối.

Bản dịch thơ – Tiếng Việt(Dịch lần thứ ba)

Núi vắng chẳng thấy người,

Song vẫn nghe tiếng vọng.

Nắng lại xuyên rừng thẳm,

Soi rạng nền rêu xanh.

Qua đây, tôi phát hiện quá trình phiên dịch bài thơ Lộc trại mang đến cho tôi sự thỏa mãn hơn hẳn thành quả cuối cùng. Mỗi một bản dịch mới, mỗi một con chữ khó nhằn làm tôi trăn trở đều mở ra thêm một tầng ẩn ý cho bài thơ trước mắt tôi. Thỉnh thoảng tôi lại thấy mình lạc vào trong những phạm trù quá rộng như Thiền tông (Zen) hoặc Phật giáo. Những cuộc chạm mặt chóng vánh với những khái niệm này vừa thú vị lại vừa đáng sợ. Và khi tôi nhận ra rằng cuộc hành trình của mình cũng cần một cái kết, và tôi đã dừng nó lại tại đây. Tuy nhiên, bản dịch thơ của tôi chắc chắn chưa hoàn thiện, vì tôi biết người ta sẽ luôn khám phá ra những điều thú vị mới ở Lộc trại, và từ đó sẽ lại có những lý do mới để mà nghiền ngẫm bài thơ…

Notes:

1. Dong, Lihua. “Zen Springs from a Peaceful Heart- on the Conveyance of Zen in the English Versions of Deepak Village by Wang Wei.” Journal of Language Teaching and Research, vol. 1, no. 4, 2010, pp. 498-500.

2. Elder, Larry. “Wang Wei: Deer Park.” LAC Poetry, 22 Oct. 2016, www.learnancientchinesepoetry.org/2016/10/22/wang-wei-deer-park/.

[/bg_collapse]

Read article